Giai đoạn quý 2 năm nay mình thấy có khá nhiều dự án bắt đầu bàn giao các căn hộ. Với những ai có người nhà làm trong nghề xây dựng thì khỏi lo rồi, còn đa số anh chị em chúng ta là lần đầu hoặc lần hai nhận bàn giao căn hộ nên cũng không tránh khỏi bỡ ngỡ cần mang gì và kiểm tra các hạng mục nào? Dưới đây là một vài kinh nghiệm mình nghiên cứu từ những người đã nhận nhà chung cư trước đó.
A. Các vật dụng cần mang theo
– Hợp đồng mua bán, phụ lục hợp đồng (có ghi chi tiết các thiết bị của chủ đầu tư khi bàn giao căn hộ)
– Bản vẽ mặt bằng có đủ kích thước (dài, rộng, cao)
– Tô vít nhỏ, bút thử điện hoặc đèn ngủ loại cắm trực tiếp được vào ổ cắm
– Xô hoặc chậu nhỏ để đựng nước
– Thước dây loại cứng, thước kẻ 30cm, bút bi
– Đèn pin hoặc điện thoại có chức năng đèn pin
– Ghế cao hoặc thang để đứng thăm trần (kiểm tra nối ống thông gió nhà vệ sinh: một số chung cư khi thi công thợ đã quên không đấu nối ống này)
B. Các hạng mục cần kiểm tra
1. Hệ thống điện
– Bật cầu dao tổng –> bật át đèn –> bật tất cả công tắc đèn –> kiểm tra, bật và tắt 3 lần liền
– Bật các át còn lại: dùng bút thử điện kiểm tra các ổ cắm, nghe tiếng quạt hút mùi nhà vệ sinh có ồn không?
– Mở hẳn nắp hộp cầu dao điện tổng kiểm tra đã có cầu nối tiếp địa chưa
– Bật sẵn bình nóng lạnh, khoảng 15ph sau kiểm tra xem có nước nóng hay không?
– Kiểm tra đầu chờ ống đồng điều hòa có được bịt kín chưa
– Kiểm tra có đủ đầu chờ internet, truyền hình cáp ở phòng khách, phòng ngủ không
2. Hệ thống nước
– Cấp nước: kiểm tra vị trí van tổng, mở vòi và các đầu cấp nước, xả nước ở bồn vệ sinh, hứng nước vào xô chậu đổ ra sàn vệ sinh, ban công để xem thoát nước có tốt không, sàn có bị vênh không đủ dốc?
– Chống thấm: kiểm tra bằng mắt thường các vị trí chân tường vệ sinh, ban công, hộp kỹ thuật
– Đo chiều cao của đầu chờ ống nước ngưng từ trần nhà xuống, tối thiểu là 30cm nếu nhỏ hơn sau sẽ không lắm được mặt lạnh của điều hòa.
– Đường ống thoát nước điều hòa có cao hơn đường gas không? Nếu cao hơn thì cần chỉnh lại nếu không lúc sử dụng nước sẽ bị chảy ngược vào trong nhà.
Ví dụ thực tế đớn đau của nghiệm thu, rò nước
3. Trang thiết bị khác
– Cửa chính và các cửa ngăn phòng: đóng mở khóa thử, kiểm tra các thanh trượt, nẹp cửa, keo ở các khung cửa, cửa đóng có khít, cong vênh đâu không?
– Gạch: gạch ốp chân tường và vệ sinh hay bị bong tróc
– Tường: dùng đèn pin chiếu sát tường kiểm tra độ phẳng của tường
– Trần: nhìn xem có phẳng, nếu chủ đầu tư bàn giao là có trần thạch cao kiểm tra xem có đúng không?
– Lan can: lay lắc thử xem có chắc chắn không?
– Thiết bị báo cháy: có đủ đầu báo khói và đầu xả nước không?
– Kiểm tra qua nắp thăm trần nhà vệ sinh xem đầu hút mùi nhà vệ sinh có đấu nối chưa?
– Điều hòa: khi nhận có điều kiện thì lắp luôn hết điều hòa. Nhà mình bị 1 phòng về sau mới lắp thì đường ống bị hở, may mà rút ra được không thì lại khoét trần

Nhà mới mà nứt thì hơi thốn

– Có một số chung cư khi bàn giao chưa tiến hành việc đo đạc này mà đến khi chuẩn bị làm sổ đỏ thì họ mới thực hiện. Tuy nhiên theo cá nhân mình thì điều quan trong nhất là diện tích căn hộ được ghi trong sổ đỏ phải đúng với diện tích mà chúng ta đã bỏ tiền mua trong hợp đồng là được. Trường hợp sai lệch trên dưới 2m2 thì sẽ được trả hoặc nộp thêm tiền mua căn hộ, còn trên dưới 5m2 thì chúng ta có quyền từ chối nhận căn hộ.
5. Hồ sơ chủ đầu tư cần cung cấp
– Bản vẽ hoàn công có đủ dấu đỏ các bên: ít nhất là của chủ đầu tư, nhà thầu và giám sát thi công
– Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng
– Biên bản nghiệm thu phòng cháy chữa cháy
– Biên bản bàn giao căn hộ
– Chốt công tơ điện, nước (nếu có), nhận chìa khóa cửa chính và các cửa phòng ngủ, vệ sinh

Kiểm tra nguồn nước cũng là cái cần phải để ý
Lưu ý thêm phần quan trọng, đó là cần phân ra và sàng lọc theo tầm quan trọng và khả năng khắc phục có phức tạp hay không. Phải biết mức độ vừa phải đừng ôm đồm quá không check hết đâu mà lại còn bỏ sót những thứ quan trọng.
- Ví dụ: sàn ko thoát, đọng vũng nước hay là ống đồng điều hòa tắc, gãy gập, bẹp, ống nước ngưng đh thì cao (gây chảy nước ở cục lạnh ra nhà)…. thì luôn rắc rối hơn vụ roăng cửa sổ lắp không đúng, roăng chắn bụi của chính chưa lắm, ổ điện chưa đấu đất…v.v
- Cự ly từ tường tới tâm lỗ thoát bồn cầu. Cái này phải tìm hiểu nếu nhận giao thô. Mỗi bồn cầu có cự ly tối thiểu. Nếu không là có thể không lắp nổi bồn cầu vì bị kích vào tường do sát quá . Bi cầu hoặc chai nước đổ ra sàn xem độ dốc (sàn phòng thì ko nghiêng còn sàn toilet phải nghiêng) (Chú ý khi bàn giao có thể không sẵn nước với công trình giao thô).
- Băng dính để check lớp sơn có bong bở hay ko . Ống điều hòa thông suốt, nhìn ko gập gãy chỗ nhú khỏi tường. Độ cao của ống nước ngưng phải dưới đáy cục lạnh để thoát đc. Đổ nước vào ống ngưng xem có chảy đủ nhanh hay là tắc. Xem có thấm ra tường không.
- Kiểm tra đường kính ống đồng thuộc cỡ nào -> mỗi cỡ sẽ cho phép lắp điều hòa công suất max tương ứng. Nếu ống bé quá không nhận (vì không lắp đh đủ cs sau này!) .
- Dẵm chân (chân đất là tốt nhất) các phòng xem sàn gỗ có ộp ẹp hay không, có phồng chỗ nào không. Dây cho bếp từ có tiếp địa chưa, dây đủ to ko, at đủ công suất không. Chủng loại thiết bị điện có giống với hồ sơ không. Các loại cửa có đúng hồ sơ không.
Một lưu ý cuối đó là thời gian bàn giao thường không nhiều tầm hơn 1 tiếng nên nếu có thể nên rủ thêm vài người cùng đi nhận bàn giao, mỗi người xem xét 1 khu vực để đảm bảo vừa nhanh vừa hiệu quả!
Thông thường trong phụ lục của hợp đồng mua bán căn hộ sẽ có ghi chi tiết về các trang thiết bị bàn giao kèm theo căn hộ, chúng ta có thể dựa vào đó làm căn cứ chính khi nhận bàn giao. Ngoài ra chú ý thêm các mục mình tổng hợp ở trên là chúng ta có thể yên tâm nhận bàn giao về tổ ấm!
Trang Phạm – Theo Tinh Tế
NAM HẢI FURNITURE
Liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn thiết kế và thi công sớm nhất:
HOTLINE: 0976 750 890
Email: dsc.vuhai@gmail.com
Website: noithatnamhai.com
Trụ sở chính: 03/123 Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội
VP giao dịch: 46 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Showroom/Xưởng: Khu Công Nghiệp Phố Nối A, Văn Giang, Hưng Yên